Nhượng quyền thương mại đang được coi là hình thức kinh doanh hiện đại và là xu thế kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực, nghành nghề. Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, nhượng quyền thương mại (Franchise) đã không ngừng thay đổi, cải tiến, nâng cấp để trở thành một trong những hình thức kinh doanh hấp dẫn, tạo ra những gam màu rất sáng trong bức tranh chung của kinh tế thế giới. Tại Việt Nam, hình thức kinh doanh này rất phát triển, đặc biệt là trong ngành F&B. Vậy hãy cùng NhuongQuyenKinhDoanh.com tìm hiểu: Nhượng quyền là gì? Tại sao hình thức kinh doanh này lại phát triển mạnh mẽ trong ngành F&B đến vậy?
1. Nhượng quyền là gì?
Không khó để các bạn có thể tìm thấy định nghĩa của nhượng quyền. Theo Wikipedia, Nhượng quyền kinh doanh (nguyên văn từ tiếng Pháp: franchise, nghĩa là trung thực hay tự do) là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức (gọi là bên nhận nhượng quyền) được kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ theo hình thức và phương pháp kinh doanh đã được thử thách trong thực tế của bên nhượng quyền ở một điểm, tại một khu vực cụ thể nào đó trong một thời hạn nhất định để nhận một khoản phí hay một tỷ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hay lợi nhuận
Bên nhượng quyền (franchisor)
phải đảm bảo cung cấp đúng, đủ và hỗ trợ thành viên gia nhập hệ thống đó; còn
bên nhận nhượng quyền (franchisee) phải đảm bảo thực hiện theo đúng các khuôn
mẫu, tiêu chuẩn nghiêm ngặt của hệ thống, từ cách trang trí đến nội dung hàng
hóa và dịch vụ, giá cả được chuyển giao.
(Xem thêm: hồ sơ thành lập doanh nghiệp)
Trong ngành F&B, nhượng
quyền kinh doanh xuất hiện chủ yếu ở mô hình kinh doanh các nhà hàng, cửa hàng
cà phê…Những “ông lớn” trong lĩnh vực F&B của thế giới cũng đã thâm nhập
vào thị trường F&B Việt Nam với tấm “passport” là mô hình nhượng quyền kinh
doanh.
Thế nhưng cũng không ít các
doanh nghiệp Việt Nam đã tự tin tự xây dựng thương hiệu với mong muốn phát
triển các cửa hàng nhượng quyền trên toàn quốc, thậm chí là vươn tầm thế giới.
2. Các loại hình nhượng quyền.
Hiện nay có 4 loại hình nhượng
quyền phổ biến đang được áp dụng
Nhượng
quyền có tham gia quản lý (Management Franchise):
Trong
nhượng quyền tham gia quản lý Management Franchise, bên nhượng quyền hỗ trợ
cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng sở
hữu thương hiệu và mô hình, công thức kinh doanh.
Nhượng
quyền mô hình kinh doanh toàn diện (Full Business Format Franchise):
Full
Business Format Franchise mang tính hoàn thiện hơn với yêu cầu từ hai bên. Bên
nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại sản phẩm cơ bản, bao gồm:
·
Hệ
thống
·
Bí
quyết quy trình sản xuất, công nghệ, kinh doanh.
·
Hệ
thống thương hiệu.
·
Sản
phẩm, dịch vụ.
Bên
mua nhượng quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản phí
cơ bản: phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee),
thường được tính theo doanh số bán định kỳ.
Nhượng
quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity Franchise):
Equity
Franchise có nghĩa là bên nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới
dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có
thể tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty mặc dù số vốn tham gia đóng góp
chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.
(Xem thêm: Khóa Học Ads Đà Nẵng)
Nhượng
quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-Business Format Franchise):
Non-Business
Format Franchise mang nguyên tắc quản lý thoải mái hơn, bao gồm các trường hợp
phổ biến như sau:
·
Nhượng
quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ (Product Distribution Franchise)
·
Nhượng
quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị (Marketing Franchise)
·
Nhượng
quyền thương hiệu (Brand Franchise/Trademark License)
·
Kinh
doanh nhà hàng, quán cà phê nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam.
NhuongQuyenKinhDoanh.com